Lịch sử Hoàng gia Anh 11: Nhà Tudors

Henry Tudor trở thành vua Henry VII. Thời nhà Tudor trị vì từ năm 1485 được xem như đánh dấu sự kết thúc của Thời Trung Đại. Tất nhiên là thời đó không ai thấy được điều này bởi chẳng ai có lí do nào để cho rằng Henry VII sẽ trị vì khác với thời của Richard III.

Thời trị vì của Tudor (1485 – 1603) được xem là thời hoàng kim trong lịch sử Anh. Dù Henry VII không nổi tiếng bằng con ông là Henry VIII hay cháu gái ông là Elizabeth I nhưng ông đã có công đặt nền móng cho một quốc gia thịnh vượng và một chế độ quân chủ hùng mạnh. Nhìn vào mặt sáng sủa thì trong thời Tudor, Henry VIII có được một triều đình hùng mạnh và làm cho nhà thờ Anh đích thực là của Anh khi tách khỏi Nhà Thờ Công Giáo La Mã.

Con gái ông là Elizabeth (Elizabeth I) mang tới vinh quang cho quốc gia bằng việc đánh bại thủy quân hùng mạnh của Tây Ban Nha. Còn mặt ít sáng sủa hơn thì Henry VIII đã tiêu tốn hầu hết tài sản mà cha ông đã dày công tích lũy. Còn Elizabeth đã làm chất lượng của nhà nước đi xuống vì cho bán nhiều vị trí trong chính quyền. Bà làm điều này để không phải hỏi tiền nghị viện. Và dù rằng vương triều của bà đã cố gắng xử lí trình trạng đói nghèo và vô gia cư khi giá cả không ngừng tăng cao nhưng luật lệ và các biện pháp thi hành rất dã man và tàn bạo.

Nói sơ sơ về thời này là như vậy, nếu nói kỹ kỹ hơn một chút thì thời nhà này cũng có lắm chuyện hay ho. Đương cử như vụ Henry VIII li dị vợ là Catherine xứ Aragon. Nguyên nhân thì cũng có nhiều. Sâu xa thì một mặt Henry không ưa những quyền lực của nhà thờ Anh và vì đây là tổ chức quốc tế nên ông không có quyền kiểm soát, mặt khác đất đai của nhà thờ nhiều vô kể và ông muốn lấy số đất này để kiếm thêm tiền. Nguyên nhân trực tiếp thì là Henry muốn li dị Catherine vì bà này mãi không sinh được cho ông một đứa con trai nào và giờ thì bà cũng có tuổi và khó mà làm được điều này. Henry thuyết phục giáo hoàng cho mình được li dị Catherine. Lẽ ra chuyện này cũng chẳng khó khăn gì nhưng giáo hoàng lại chịu ảnh hưởng của vua Charles V của Tây Ban Nha mà ông này lại vừa
là Hoàng Đế La Mã vừa là cháu trai của Catherine. Henry rất tức giận; bèn thuyết phục các giám mục đưa ông lên làm người đứng đầu nhà thờ Anh.

Ông tách khỏi La Mã, tự do li dị Catherine để cưới tình yêu mới của mình là Anne Boleyn, và kiếm được kha khá từ việc bán đất nhà thờ.

Tranh vẽ Henry VIII, không rõ tác giả. vẽ khoảng năm 1537- 1562.

Henry VIII là người tham vọng, tính toán và tàn nhẫn. Ít ai có thể sống sót qua cơn giận của ông. Ông đã cho xử tử hai người vợ là Anne Boleyn và Catherine Howard và nhiều cận thần. Nổi bật trong số đó là Thomas Moore
và Thomas Cromwell (người đã hỗ trợ ông thực hiện cuộc cải cách).

Năm 1957 Henry VIII qua đời để lại bà vợ thứ 6 và 3 đứa con: Mary (con của Catherine xứ Aragon), Elizabeth (con của Anne Boleyn – bà này bị chặt đầu vì tội ngoại tình) và Edward (con của Jane Seymour – người Henry rất yêu nhưng qua đời sau khi sinh cho ông đứa con trai duy nhất). Hiển nhiên, Edward lúc bấy giờ 9 tuổi, lên ngôi: gọi là Edward VI nhưng chẳng được bao năm thì qua đời. Chị cả Mary lên ngôi.

Thời của Henry VIII đã nảy ra phong trào Cải Cách Tin Lành do Martin Luther ở Đức và John Calvin ở Geneva khởi xướng. Giới quý tộc mới xuất hiện từ thời Tudors đa phần theo đạo tin lành (trong khi nhà vua và đại bộ phận dân đen vẫn theo đạo công giáo).

Nữ hoàng Mary, vì theo đạo công giáo nên rất được dân đen ủng hộ (và tất nhiên, không được lòng giới quý tộc) nhưng bà này được cho là thiếu khôn ngoan và cứng nhắc. Sai lầm đầu tiên trong cuộc trị vì của bà là bà đã cưới Philip – vua xứ Tây Ban Nha (là nữ hoàng nên cưới người trong nước thì không được vì thời này phụ nữ vẫn bị coi là lép vế hơn nam giới nên bà không thể dưới quyền một người chồng là thần dân của mình, cưới người
ngoài thì nước Anh có nguy cơ vào tay của ngoại bang). Nói chung, cuộc hôn nhân này không được dân chúng ủng hộ còn nghị viện thì miễn cưỡng đồng ý. Sai lầm tiếp theo là bà đã ra tay thiêu sống không biết bao nhiêu là người theo đạo tin lành (trong 5 năm trị vì bà đã thiêu sống 300 người). Việc này khiến bà có biệt danh là “Bloody Mary”. Mary qua đời khi đang ngăn chặn một cuộc bạo loạn.

Tranh vẽ nữ hoàng Mary của Antonis Mon 1554

Cô em gái cùng cha khác mẹ Elizabeth lên ngôi thay chị. Trước đây Mary đã có ý định “xử lý” Elizabeth vì cho rằng bà này đã lãnh đạo một cuộc bạo loạn của đạo tin lành nhưng Elizabeth khôn ngoan chẳng nói gì, chẳng làm
gì, chẳng tỏ thái độ công giáo hay tin lành khi Mary còn sống. Ngoài ra, Philip cũng đã thuyết phục Mary tha cho Elizabeth.

Tranh vẽ nữ hoàng Elizabeth I bởi George Gower, năm 1588.

Khi lên ngôi Elizabeth I muốn tìm một giải pháp hòa bình cho tình hình cải cách ở Anh. Bà muốn mang các thành phần tôn giáo lại với nhau và muốn nước Anh thịnh vượng. Rốt cuộc thì đạo tin lành ở Anh cũng gần với đạo công giáo hơn là so với đạo tin lành ở các nước khác ở châu Âu. Tuy nhiên Elizabeth cũng đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa tới ngôi vị của mình. Một là vua Pháp và Tây Ban Nha đều muốn cưới bà để Anh thuộc về họ. Từ bài học của
Mary: bà biết rằng tốt hơn hết là nên tránh những cuộc hôn nhân kiểu này và mặt khác: bà cũng cố gắng tránh
gây hấn với hai cường quốc này. Hai là nguy cơ giáo hoàng “xúi” những nước theo đạo công giáo tấn công Anh. Và cuối cùng, giới quý tộc theo đạo công giáo ở Anh muốn hoàng hậu Mary xứ Scots thay bà.

Mary xứ Scots hiện là thân thích còn sống gần nhất của Elizabeth và hiển nhiên là người kế vị hợp pháp (vì Elizabeth I không cưới chồng). Mẹ của Mary là người Pháp nên Mary sống ở Pháp từ nhỏ và rất sùng đạo công giáo. Khi quay về để trị vì Scotland: bà đã gây hấn với một số quý tộc nơi đây và phải đến Anh để tránh bị trả thù. Tuy nhiên, Elizabeth đã bắt giam Mary. Trong thời gian này; bà đã khám phá ra nhiều âm mưu của bên công giáo để đưa Mary lên làm nữ hoàng Anh. Elizabeth chẳng biết phải xử Mary ra sao. Bà biết Pháp chẳng đời nào tấn công Anh vì Mary nhưng bà sợ Tây Ban Nha sẽ làm thế. Tuy nhiên: mối liên hệ của Mary với nước Pháp cũng là
một trở ngại cho Phillip (vua Tây Ban Nha) vì ông biết đưa Mary lên thay Elizabeth chẳng khác nào dâng Anh
cho Pháp. Vì thế, Elizabeth quyết định giam cầm Mary trong 19 năm trời.

Tuy nhiên, một lời tuyên bố ngu ngốc của Mary đã hại bà. Mary tuyên bố Phillip sẽ là người kế vị của bà khi bà trị vì nước Anh. Với lời tuyên bố này: Phillip tấn công Anh và Elizabeth chẳng còn lí do gì để giữ mạng sống cho Mary. Vì những âm mưu của đạo công giáo này và vì mối nguy cơ trước một nước theo đạo công giáo đang chuẩn bị xâm lược nước Anh, cách suy nghĩ của người Anh đã thay đổi. Người Anh cho rằng người theo đạo công giáo là kẻ thù của họ. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị của Anh.

Trong thời Elizabeth trị vì nói riêng và thời Tudor nói chung, kinh tế xã hội Anh có nhiều bước tiến rất lớn. Elizabeth tiếp tục trị vì cho đến khi qua đời năm 70 tuổi (so với thời ấy là rất thọ). Con trai của Mary; lúc bấy giờ là vua James VI của Scotland; vì là họ hàng gần với Elizabeth nhất nên nghiễm nhiên lên ngôi vua Anh. Ở Anh; ông là vua James I.

Thời kỳ trị vì của nhà Tudor chính thức chấm dứt, bắt đầu thời trị vì của nhà Stuart.